Màng và dây chằng Sụn tuyến giáp

Dây chằng giáp- nắp thanh môn (dây chằng giáp nắp)

Là dây chằng nối từ cuống sụn nắp đến mặt trong sụn giáp ở góc giáp.

Màng giáp- móng

Là màng trung gian nối sụn giáp, tại sừng trên sụn giáp, với xương móng, tại một sụn trung gian bên dưới sừng lớn xương móng gọi là sụn thóc.

Màng nhẫn- giáp (nón đàn hồi)

Nón đàn hồi còn gọi là màng nhẫn thanh âm, căng từ nếp thanh âm đến bờ trên sụn nhẫn. Phần trước nón rất chắc tạo nên dây chằng nhẫn giáp. Bờ tự do ở trên tạo nên dây chằng thanh âm nối từ góc sụn giáp đến mỏm thanh âm của sụn phễu.

Màng tứ giác

Căng từ nếp phễu nắp ở phía trên đến nếp tiền đình ở phía dưới. Bờ trên: nếp phễu nắp. Bờ dưới: nằm ngang là dây chằng tiền đình. Bờ trước: màng cố định vào góc giáp và hai cạnh của sụn nắp còn bờ sau thì màng gắn vào sụn sừng và sụn phễu.